GpG8GpGpGUG5GfzoBSWlGUd5GA==

Kiến trúc độc đáo của hệ thống nhà thờ Công giáo Việt Nam

Kiến trúc độc đáo của hệ thống nhà thờ Công giáo Việt Nam

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo, thiêng liêng của hệ thống các nhà thờ Công giáo, được xây dựng từ Bắc vào Nam từ thời Pháp thuộc qua các bức ảnh film quý giá.

Không ảnh nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn.
Giờ tan lễ nhà thờ Đức Bà Sài Gòn năm 1921.
Kiến trúc độc đáo của hệ thống nhà thờ Công giáo Việt Nam
Không ảnh khu vực Nhà thờ Huyện Sĩ (Nhà thờ Thánh Philipphê Tông đồ)
Nhà thờ Huyện Sỹ (tên chính thức là: Nhà thờ Thánh Philipphê Tông đồ) là một nhà thờ Công giáo cổ hơn 100 tuổi, tọa lạc tại số 1 đường Tôn Thất Tùng, quận 1, TP HCM. Đây là nhà thờ của giáo xứ Chợ Đũi, thuộc Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.

Kiến trúc độc đáo của hệ thống nhà thờ Công giáo Việt Nam
Kiến trúc đặc sắc của nhà thờ Huyện Sĩ hài hòa với cảnh quan ở đô thành Sài Gòn. Ảnh chụp năm 1972. Con đường trong ảnh là đường Lê Lai.
Nhà thờ thánh Phanxicô (Cholon. Eglise St François, Catholique Chinoise) ở gần cuối đường Đồng Khánh, quận 5, của người Hoa Công giáo, còn có tên khác là nhà thờ Cha Tam.
Nhà thờ Chánh tòa ở Mỹ Tho năm 1969. Ảnh: Lance & Cromwell.
Nhà thờ Thủ Đức

Nhà thờ Cửa Bắc trên phố Phan Đình Phùng, gần cửa Bắc thành Hà Nội.
Cảnh tan lễ ở nhà thờ Hà Nội trong thời thuộc địa.
Ảnh chụp nhà thờ Kẻ Sở thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội giai đoạn năm 1900, nay là nhà thờ Sở Kiện, tọa lạc ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Vương cung thánh đường Sở Kiện, còn được gọi là Nhà thờ Kẻ Sở (Dôme de Sở Kiện) là một nhà thờ Công giáo Rôma thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội, tọa lạc ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Việt Nam. Đây là một trong những nhà thờ cổ kính và to lớn nhất của tổng giáo phận này, từng đóng vai trò như một nhà thờ chính tòa giáo phận từ năm 1882 đến 1936.

Nhà thờ Đồ Sơn (Ngày nay không còn nữa).
Nhà thờ Tiên Yên (phố Thống Nhất, thị trấn Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh). Ảnh bên trái của Robert Tison.
Nhà thờ Di Loan, Cửa Tùng, Quảng Trị năm 1920.
Nhà thờ Di Loan, Cửa Tùng, Quảng Trị năm 1920.
Kiến trúc độc đáo của hệ thống nhà thờ Công giáo Việt Nam
Nhà thờ Phủ Cam do Giám mục Eugène Marie Allys (Giám mục Lý) xây dựng từ năm 1898 - 1902.

Nhà thờ Phủ Cam ở Huế năm 1961.
Nhà thờ Phủ Cam hiện nay. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên.
Nhà thờ Phủ Cam hiện nay là nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo phận Huế, tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh, thành phố Huế. Đây là một trong những nhà thờ to lớn, nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế. Ngôi nhà thờ ngày nay được xây theo lối kiến trúc hiện đại, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế.

Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế (Redemptorist Church of Huế) năm 1970 - 1971. Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Huế có kiến trúc pha trộn giữa kiến trúc Gothic và Lập thể, được thiết kế bởi một kiến trúc sư địa phương vào những năm 1950.
Mặt tiền nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở Huế.
Nhà thờ chính tòa Đà Nẵng (Nhà thờ Con Gà) năm 1925.

Bên trong nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng (Tourane) năm 1925.
Kiến trúc độc đáo của hệ thống nhà thờ Công giáo Việt Nam
Cảnh đường phố ở Qui Nhon những năm 1960 với hậu cảnh là nhà thờ Qui Nhơn.

Nhà thờ Quy Nhơn
Nhà thờ đá Nha Trang
Nhà thờ Cần Thơ

Nhà thờ Vĩnh Long. Hình ảnh do Ron Alcott chụp vào giai đoạn 1966 - 1967.
Nhà thờ Thánh Nicolas (Dalat - l'Eglise St Nicolas), tên thường gọi là nhà thờ con gà. Hiện nay là Nhà thờ Chính tòa Đà Lạt.
Nhà thờ Cam Ly nổi bật giữa rừng thông ở Đà Lạt năm 1967. Mái nhà thờ được lợp bằng 80.000 viên ngói phẳng mà gờ móc có đục lỗ để luồn dây kẽm buộc chặt ngói vào litô.
Người dân địa phương chụp ảnh phía trước nhà thờ Cam Ly ở Đà Lạt vào ngày 1/6/1974. Ảnh: Jack Garofalo.
Nhà thờ Chánh tòa Giáo phận Ban Mê Thuộc (Ban Me Thuot Catholic Cathedral) năm 1969.
Kiến trúc độc đáo của hệ thống nhà thờ Công giáo Việt Nam
Hình ảnh nhà thờ Quản Lợi (Thuộc thị xã An Lộc, tỉnh Bình Long xưa) của Trobrough chụp năm 1969. Ngôi nhà thờ này đã bị mất hết dấu vết trong trận chiến mùa hè 1972.

Kiến trúc độc đáo của hệ thống nhà thờ Công giáo Việt Nam
Mặt tiền nhà thờ Quản Lợi năm 1948.
Nhà thờ Lộc Ninh năm 1969.
Nhà thờ Giáo xứ Búng (Bung Church), Giáo phận Phú Cường ở Bình Dương. Ảnh do Keith McGraw chụp vào năm 1970. 
Nhà thờ Long Xuyên giai đoạn 1920 - 1929.
Nhà thờ Chánh tòa Bà Rịa (Phước Lễ) đầu thế kỷ XX.
Năm 1874, linh mục Errard chính xứ Bà Rịa cùng với linh mục phụ tá Boutier tiến hành việc xây nhà thờ mới trên nền một ngôi nhà nguyện nhỏ. Sau một thời gian chuẩn bị, lễ đặt viên đá đầu tiên được tổ chức vào ngày lễ Đức Mẹ dâng mình vào Đền thánh 21 tháng 11 năm 1877.

Nhà thờ Bà Rịa được xây dựng theo kiểu dáng kiến trúc Roman, với vật liệu đơn sơ, trang trí tao nhã nhưng được thiết kế vững chắc và tiện lợi, phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng ven biển. Ba quả chuông được đưa về Nhà thờ trong thời linh mục Cagnon (1887-1890).

Kiến trúc độc đáo của hệ thống nhà thờ Công giáo Việt Nam
Nhà thờ Chánh tòa Bà Rịa (cũ)
Ngôi thánh đường đã nhiều lần được tu sửa, nới rộng, nhưng vào thời điểm năm 2005, khi Giáo phận mới Bà Rịa được thiết lập, ngôi nhà thờ đã không đáp ứng được nhu cầu mới. Ngày 15 tháng 8 năm 2007, Giám mục Tôma Nguyễn Văn Trâm đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà thờ chính tòa mới.

Kiến trúc nhà thờ chính tòa mới hiện đại hơn nhưng vẫn muốn giữ lại nét dáng thân thương của ngôi nhà thờ cũ. Nhà thờ Chính toà giáo phận nổi bật với hai ngọn tháp cao 45 mét trong màu đá hoa cương với sáu quả chuông với đường kính từ 60 cm đến 114 cm. Bàn tiệc Thánh Thể làm bằng cẩm thạch trắng với kích thước dài 4 mét và rộng 1 mét 20 rộng. Hai thánh bổn mạng Giacôbê và Philipphê vẫn đứng hai bên cửa chính nhà thờ.

Nhà thờ chính tòa Bà Rịa (tên hiệu: nhà thờ Thánh Giacôbê và Thánh Philípphê) ngày nay nằm tại số 227 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Phước Hiệp, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Bà Rịa.

Kiến trúc độc đáo của hệ thống nhà thờ Công giáo Việt Nam
Nhà thờ Sa Đéc thập niên 1920. 
Tỉnh lỵ Sa Đéc trong quá khứ đã có những khoảng thời gian bị sát nhập vào tỉnh Vĩnh Long (1913-1924 thời Pháp, và 1956-1966 thời VNCH) nên bức hình ngôi nhà thờ này đã được chú thích tại nguồn hình là ở Vĩnh Long. Sa Đéc là một thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp.

Kiến trúc độc đáo của hệ thống nhà thờ Công giáo Việt Nam
Nhà thờ Mỹ Tho giai đoạn 1890 - 1895.
Kiến trúc độc đáo của hệ thống nhà thờ Công giáo Việt Nam
Nhà thờ Mặc Bắc, Trà Vinh (Ngày nay là nhà thờ Giáo xứ Mặc Bắc, Giáo phận Vĩnh Long)
Nhà thờ Cái Mơn, Bến Tre (nay thuộc Giáo phận Vĩnh Long)
Bên phải là Cha Pierre Charles Gerneau (Quý) Cha sở họ đạo Cái Mơn đồng thời là Cha Bề trên Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn trong 48 năm (1864 - 1912).

Kiến trúc độc đáo của hệ thống nhà thờ Công giáo Việt Nam
Nhà thờ Bạc Liêu thập niên 1920. Nhà thờ vẫn còn tồn tại ngày nay và là nhà thờ Giáo xứ Bạc Liêu, thuộc Giáo phận Cần Thơ.